Có một thứ như Văn hóa game thủ. Có lẽ điều hợp pháp hóa sự tồn tại của nền văn hóa này hơn bất cứ điều gì khác là tất cả những định kiến dành cho nó. Trong khi một số định kiến là xúc phạm, chẳng hạn như “tất cả các game thủ sống núp bóng của cha mẹ”. Những định kiến khác lại nguy hiểm, chẳng hạn như cho rằng game thủ là những người bạo lực. Thời gian gần đây, báo chí và truyền thông đã dần cởi mở hơn với game điện tử. Cụ thể là gần đây, truyền hình Việt Nam đã liên tục đưa tin về môn thể thao này. Cùng pwcardio khám phá xem nhé!
Định kiến về game trong xã hội đã dần dần được cởi mở hơn
Liên tục trong những ngày vừa qua, lần lượt PUBG Mobile, Tốc Chiến, Free Fire và mới đây nhất là Liên Quân Mobile. Đã được lên sóng VTV trong chương trình Thể Thao 24/7 phát sóng sau Thời sự 19 giờ. Đặc biệt là buổi tối ngày hôm qua, Liên Quân Mobile đã lên sóng. Bất chấp đây không phải là ngày thi đấu chung kết hay có một đội tuyển nào mang được chức vô địch về.
Phải chăng, định kiến về game trong xã hội đã dần dần được cởi mở hơn và thông thoáng hơn trong cách nghĩ. Nếu như thời điểm cách đây 10 năm, game vẫn còn mang nhiều nét tiêu cực. Trong nếp nghĩ của gia đình và xã hội. Thì giờ đây, mọi thứ đã dần dần được “nhẹ nhàng” hơn trước rất nhiều.
Các phương tiện truyền thông đại chúng. Trong đó đặc biệt là VTV luôn đi đầu trong việc đăng tải các thông tin tích cực về game. Nhiều nhất là về các giải đấu Thể thao điện tử (Esports). Game cũng dần dần đã nhận được sự đón nhận của xã hội. Khi không còn là một thể loại giải trí đơn thuần. Mà đã tiến xa hơn trở thành một ngành nghề hấp dẫn đối với các bạn trẻ.
Từ streamer/YouTuber cho tới các tuyển thủ chuyên nghiệp. Đều thành mục tiêu hướng tới của không ít giới trẻ hiện tại. Game cũng đã trở thành một bộ môn thi đấu trong nhiều giải đấu Thể thao lớn vài năm qua. Từ SEA Games, Asian Games… đều đưa Thể Thao Điện Tử vào một hạng mục để giành huy chương.
Game vẫn còn tồn tại nhiều mặt trái
Bên cạnh đó, hệ thống các giải đấu Esports vài năm qua đã nhận được sự quan tâm, tài trợ của các thương hiệu lớn. Cũng từ đó, tiền thưởng của các giải đấu này ngày một được tăng cao. Lên tới hàng tỷ VNĐ. Không chỉ nội địa, nhiều tựa game còn tổ chức thi đấu khu vực/quốc tế. Đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của cộng đồng và xã hội.
Tất nhiên, game vẫn còn tồn tại nhiều mặt trái gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu nhận được sự kiểm duyệt của các công ty phát hành game một cách triệt để. Thì vấn đề này có thể được giải quyết dần dần trong tương lai. Hy vọng rằng, game sẽ dần dần được đón nhận hơn nữa. Và các bậc phụ huynh sẽ không còn nếp nghĩ tiêu cực về game nữa.
Game thủ cần nâng cao nhận thức để nâng tầm eSports
Nếu bạn muốn cộng đồng công nhận eSports là loại hình thể thao chuyên nghiệp. Bạn phải cho họ thấy được sự chuyên nghiệp đó. Một môn thể thao luôn phải có những quy tắc chung thống nhất, rõ ràng. Ở Việt Nam hiện nay, có rất nhiều các tổ chức thể thao điện tử lớn. Nhưng lại thiếu đi một cơ quan chủ quản chung, chịu trách nhiệm đưa ra những chuẩn mực và mục tiêu rõ ràng để đưa cộng đồng đi lên.
Như chúng ta biết, các tổ chức chuyên nghiệp này luôn cạnh tranh nhau. Nhưng nếu không có sự hợp tác cũng như thỏa hiệp. Nhằm xây dựng lại hình ảnh về một cộng đồng chung chuyên nghiệp, có định hướng rõ ràng. Thì sớm muộn các tổ chức này cũng chẳng còn sân chơi mà cạnh tranh.
Ngay lúc này, điều cần thiết nhất là đưa ra được những chuẩn mực về vận động viên, đội game, đơn bị quản lý, giải đấu và các sự kiện liên quan. Những câu hỏi được đặt ra là các tổ chức eSports chuyên nghiệp muốn xây dựng hình ảnh như thế nào về thể thao điện tử? Chúng ta muốn vận động viên đạt được những gì từ game? Liệu rằng họ có phải là hình mẫu lí tưởng để người hâm mộ nhìn vào không?