Sự cạnh tranh giữa Liên Minh Huyền Thoại và DOTA 2 trong làng game MOBA diễn ra trong nhiều năm. Sự so sánh và đưa 2 tựa game lên bàn cân là chuyện thường thấy. Có nhiều yếu tố cạnh tranh giữa chúng và mức độ là một 9 một 10. Thế nhưng khi dịch Covid-19 bùng phát lại là yếu tố khiến một bên bứt phá. Khi mà CKTG của LMHT sắp sửa tổ chức lần thứ 11 thì TI lần thứ 10 vẫn chưa hoàn thành. Đây là khâu bộc lộ khả năng quản lý và trình độ của Ban tổ chức.
Mục Lục
Mối quan hệ giữa Liên Minh Huyền Thoại và DOTA 2
Trong làng game MOBA và rộng ra hơn là Esports nói chung; có lẽ không có một cuộc cạnh tranh nào có thể so được với mối quan hệ Liên Minh Huyền Thoại – DOTA 2. Những người thuộc 2 nhóm cộng đồng này gây war nhau là chuyện quá đỗi bình thường. So sánh độ giống nhau giữa tướng, trang bị, lối chơi… Rồi bên LMHT có những huyền thoại nào, so với những tượng đài của Dota 2 ra sao… Thậm chí, không ít người còn so sánh luôn cả… án phạt. Ví dụ bên LMHT có những án phạt dành cho các đội tuyển bỏ đánh trụ mà tập trung “farm KPI mạng hạ gục” trong khi “dive hồ máu” là một thuật ngữ quen thuộc của dân DOTA 2.
Và ở thời điểm hiện tại, chưa bao giờ phù hợp hơn để những cuộc tranh cãi giữa 2 nhóm cộng đồng game MOBA lớn nhất hiện nay tiếp tục có cơ hội bùng nổ. Chung kết thế giới 2021 và The International 10 lần đầu tiên tổ chức cùng một lúc.

So sánh về tiền thưởng giải đấu TI10 và CKTG
Các giải thưởng khủng của TI10
Không cần phải nói quá nhiều thì có lẽ ai cũng biết; DOTA 2 có tiền thưởng cho TI10 nói riêng và giải đấu Esports nói chung vào loại cao nhất thế giới. Chỉ tính riêng tại TI10 lần này, ngôi vị vô địch đã lãnh được lên đến hơn 40 triệu USD. Đừng nói là LMHT, đến tổng tất cả các giải đấu Esports lớn nhất của các bộ môn khác cộng lại cũng chưa chắc đã có thể so với TI10. Đó là một trong những yếu tố giúp cộng đồng DOTA 2 tự hào, tính cho đến hiện tại.
Tuy nhiên cũng cần phải nói, DOTA 2 có một lợi thế so với LMHT; chính là trong các giải đấu Esports lớn của họ, luôn có những vật phẩm để người chơi có thể mua và nhận về những trang phục hiếm. Những vật phẩm hiếm với số lượng có hạn và chỉ khi đạt được những cấp level cao. Điển hình như Battle Pass cho TI10 đã được phát hành năm 2020. Dù giải đấu này đến tận năm nay mới được tổ chức vì tình hình dịch bệnh.
Tiền thưởng CKTG đến từ Riot và các nhà tài trợ
Đổi lại, tiền thưởng giải của Liên Minh Huyền Thoại đến từ Riot và các nhà tài trợ. Do đó, lẽ tất nhiên, sẽ khó có thể để CKTG có tiền thưởng nhiều hơn DOTA 2. Nhất là trong giai đoạn dịch bệnh. Chưa kể, Riot còn hỗ trợ cho các giải đấu cấp độ quốc nội, bao gồm cả những khu vực lớn và nhỏ. Những giải đấu cấp độ hạng B hạng C, giải đấu học viện… cũng được Riot hỗ trợ tới nơi tới chốn.
Cộng đồng LMHT hiểu lý do tại sao giải đấu CKTG có tiền thưởng ít hơn DOTA 2 và chấp nhận điều đó nhưng riêng mảng này, tựa game của Valve tạm thời dẫn trước.

So sánh về công tác tổ chức giải đấu thời dịch bệnh
CKTG được tổ chức bài bản
Nhưng dù có thua kém về mảng tiền thưởng, và dù lý do thật sự đằng sau có là gì; thì Riot vẫn luôn cố gắng tối đa để duy trì hệ thống giải đấu của mình được tổ chức thật suôn sẻ. Ví dụ đầu tiên là ở năm 2020, Covid-19 hoành hành khiến gần như tất cả các giải đấu Esports lớn nhỏ phải tổ chức online hoặc hoãn vô thời hạn. Mà TI10 chính là dẫn chứng. Nhưng dù vậy, Riot vẫn set up một CKTG 2020 có thể xem là ổn trong lúc cả thế giới đang gặp khó khăn vì dịch bệnh. Đấy là một cố gắng vô cùng đáng khen ở thời điểm đó của Riot, các đội tuyển và tuyển thủ tham dự.
Bước sang năm 2021, chỉ trừ Việt Nam, thì tất cả các giải đấu LMHT cấp độ quốc nội lẫn quốc tế (MSI 2021, CKTG 2021) đều đã và đang diễn ra suôn sẻ. Riot cũng hỗ trợ tận tình để các khu vực đều có thể tham gia. Từ việc dời địa điểm thi đấu từ Trung Quốc (quốc gia từng có hàng triệu ca nhiễm bệnh); sang Iceland – quốc gia tính đến hiện tại chỉ có khoảng hơn 11k ca. Cho đến tổ chức các trận đấu không khán giả, yêu cầu các đội thực hiện xét nghiệm và cách ly chặt chẽ trước và sau khi nhập cảnh. Sẵn sàng để các khu vực đang có nguy cơ ở nhà (như trường hợp VCS)… Riot đang làm hết sức để CKTG được diễn ra suôn sẻ nhất có thể.
TI10 có nhiều vấn đề bất cập
Cùng tổ chức tại châu Âu, nhưng Valve lại chọn Bucharest, Romania làm nơi diễn ra TI10. Bucharest là quốc gia đang đứng thứ 30 hiện nay về số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19. Có nghi vấn Valve xếp phòng theo điểm DPC; khi Team Spirit và OG có phòng kém tiện nghi hơn nhiều so với những đội như Alliance, Virtus Pro hay các đội đến từ Trung Quốc.
Kết quả thành viên của Team Aster (Trung Quốc) nhiễm bệnh khi đang đi mua sắm ở thành phố này. Nhờ vậy, sau đó, Valve mới ban hành lệnh hủy bỏ bán vé trực tiếp.
Ngay sau khi Team Aster nhiễm Covid-19, họ đã làm lây lan ra thêm cho bên phía Invictus Gaming. Nhà vô địch TI2 nhiễm bệnh khi có thành viên tiếp xúc với Monet (tuyển thủ của Team Aster) trong thang máy. Sau đó, cộng đồng DOTA 2, nhất là tại Trung Quốc, tích cực lên án Team Aster vì việc này. Còn Valve? Họ không có bất kỳ động thái gì để bảo vệ các đội tuyển của mình.
Chuyện nhiễm Covid-19 là không ai lường trước được. Như đội PSG.LGD đã đến Bucharest sớm hơn Team Aster tới 1 tháng, nhưng họ vẫn bình an vô sự. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ Team Aster; họ không nhận được bất kỳ hỗ trợ gì từ Valve. Bản thân Valve, chỉ riêng việc họ lựa chọn một địa điểm thi đấu quá nguy hiểm. Nguy cơ nhiễm bệnh quá cao, cũng ít nhất phải đứng ra chia sẻ trách nhiệm cùng Team Aster. Nhưng tất cả những gì đọng lại sau đó là Valve chỉ muốn bảo vệ giải đấu là trên hết.

Giải đấu CKTG 2021 – giải vô địch thế giới lần thứ 11 của LMHT
Địa điểm tổ chức tại Iceland
Riot đã chứng tỏ sự đúng đắn khi chọn Iceland làm địa điểm thi đấu CKTG, sau thành công của MSI 2021. Những đội không may vắng mặt tại CKTG cũng được chia phần tiền thưởng. Dĩ nhiên, suất tham dự vẫn là điều mà những đội ở các khu vực nhỏ như VCS mong muốn, nhưng với tình hình Covid-19 hiện tại, hành động của Riot là hoàn toàn dễ hiểu.
Giải đấu được chia thành 3 giai đoạn: vòng khởi động, vòng bảng và vòng loại trực tiếp. Với sự góp mặt của 22 đội tuyển mạnh nhất từ khắp các khu vực trên thế giới. Họ quy tụ lại để tranh nhau chiếc cúp danh giá – Summoner’s Cup và chức vô địch của giải đấu Liên Minh Huyền Thoại lớn nhất hành tinh.
Ba giai đoạn của giải đấu
- Vòng Khởi Động:
- Vòng 1: 10 đội tuyển được xếp đều vào 2 bảng đấu. Thi đấu theo thể thức Vòng Tròn Một Lượt (mỗi đội tuyển sẽ đối đầu với các đội tuyển khác 1 lần) & BO1. Đội đầu bảng sẽ trực tiếp tiến vào Vòng Bảng. 3 đội xếp hạng 2, 3 & 4 sẽ đi tiếp vào vòng 2 – Vòng Khởi Động. Đội xếp cuối bảng bị loại (áp dụng cho tất cả các bảng).
- Vòng 2: Với mỗi bảng – đội xếp thứ 3 & 4 sẽ thi đấu với nhau. Đội thắng sẽ tiếp tục thi đấu với đội xếp thứ 2 của bảng còn lại. Toàn bộ theo thể thức loại trực tiếp & BO5. 2 đội giành chiến thắng cuối cùng sẽ tiến vào Vòng Bảng.
- Vòng Bảng: 16 đội (bao gồm 12 đội có mặt sẵn ở Vòng Bảng, và 4 đội đi lên từ Vòng Khởi Động) sẽ được xếp vào 4 bảng. Mỗi bảng đấu sẽ thi đấu theo thể thức Vòng Tròn Hai Lượt & BO1. Hai đội tuyển xếp hạng cao nhất mỗi nhóm sẽ đi tiếp vào giai đoạn cuối cùng của giải đấu.
- Vòng Loại Trực Tiếp: 8 đội tuyển vượt qua Vòng Bảng tiếp tục thi đấu tại các vòng đấu loại trực tiếp. Bao gồm Tứ Kết, Bán Kết và Chung Kết. Giải đấu sẽ được chuyển sang thể thức nhánh đấu loại trực tiếp. Với tất cả trận đấu diễn ra theo thể thức BO5. Những cặp trận đấu sẽ được quyết định bằng một buổi lễ bốc thăm trực tiếp diễn ra ngay trước ngày thi đấu đó. Đội tuyển chiến thắng trận Chung Kết sẽ trở thành Nhà Vô Địch Thế Giới 2021.
Lời kết
Nhìn chung, có thể nói, trong thời kỳ dịch bệnh; Riot đã làm tốt hơn Valve trong việc tổ chức giải đấu cấp độ quốc tế lớn nhất của mình. Trong khi DOTA 2 phải hoãn và sang đến năm nay vẫn còn tồn đọng vô số vấn đề. Thì CKTG đã tổ chức được mùa thứ 11. Cả hai đều còn những thiếu sót nhưng LMHT hiện giờ đang dẫn trước. Và vẫn chứng tỏ xứng đáng với danh hiệu “tựa game quốc dân” trong làng Esports hiện nay.