Việc hack cheat trong các tựa game nổi tiếng đã không còn quá xa lạ gì với người chơi nữa. Điều này gây ảnh hưởng cực kỳ lớn đối với nhà phát hành cũng như những người muốn trải nghiệm quá trình chơi game công bằng. Để xử lý vấn nạn này, tựa game sinh tồn PUBG đã áp dụng phương pháp thu phí người chơi nhằm tạo ra một cộng đồng chơi game lành mạnh. Tuy nhiên, kết quả lại đi ngược lại những gì mà nhà phát hành PUBG đang mong đợi, khi mà nhiều người vẫn có thể hack game một cách dễ dàng.
Mục Lục
Vấn nạn hack cheat của làng game thế giới

Đối với thế giới Game bao gồm cả các NPH lẫn tất cả Game thủ thì “Hack cheat” lúc nào cũng là bài toán “lắt léo” khó giải. Đam mê của Hacker đương nhiên là lợi dụng lỗ hổng để tấn công, phá hoại bất kì một tựa Game nào, đặc biệt là các dòng Game đang hot. Ngược lại, nhiệm vụ của NPH chính là tìm cách để hóa giải và bảo vệ sản phẩm cũng như người dùng của mình.
Hack cheat bao đời nay vẫn luôn là một trong những vấn nạn khó giải quyết của làng game thế giới nói chung và các tựa game bắn súng như PUBG, Gunbound nói riêng. Đối với nhiều người, hack cheat từ lâu đã luôn là bài toán khó giải; đối với mọi nhà phát hành game trên thế giới. Bất kỳ tựa game nào cũng đều tồn tại những lỗ hổng; và là cơ hội cho những hacker, cheater có thể tận dụng được sơ hở này.
Đã có vô số cách thức được áp dụng để trị nạn hack, cheat; nhưng chẳng có mấy phương án tỏ ra thật sự tác dụng. Nhiều ý kiến cho rằng nên tiến hành thu phí chơi từ các tựa game online – cách đánh vào kinh tế của các hacker. Tuy nhiên, chưa biết hiệu quả cao tới đâu nhưng hãy nhìn lại lịch sử để thấy; phương thức này cũng chẳng mang lại quá nhiều tác dụng; thậm chí còn khiến nhiều game thủ phải từ bỏ trò chơi.
Làn sóng hack cheat trong tựa game PUBG
PUBG là một trong những tựa game thành công nhất trên thế giới ở thời điểm trò chơi này ra mắt. Tại Việt Nam, tựa game này cũng tạo nên một cơn sốt lớn; tới mức các quán net, phòng máy còn phải rủ nhau nâng cấp cấu hình. Thậm chí, PUBG còn khiến game thủ Việt từ bỏ thói quen tẩy chay game trả phí; để đua nhau trải nghiệm cảm giác được sinh tồn, nhảy dù.
Đây cũng được cho là một trong những cách để nhà phát triển PUBG có thể ngăn chặn được làn sóng tạo tài khoản mới free để phục vụ hack cheat. Nhưng thực tế đã chứng minh, quan điểm này là hoàn toàn sai lầm.
Suy nghĩ của PUBG cũng khá đơn giản khi cho rằng các game thủ sẽ “chùn tay” khi phải bỏ ra một khoản tiền để tạo tài khoản, sau đó cũng có rủi ro bị cấm và lại bỏ thêm khoản tương tự nếu còn muốn hack cheat. Điều này vô hình trung cũng mang về những khoản thu lớn cho PUBG.
Thất bại của PUBG khi thu phí để giảm hack cheat

Tuy nhiên, thực tế thì hack cheat vẫn đầy rẫy và PUBG ngày càng xuống dốc; trong khi PUBG Corp thì nhận vô số chỉ trích vì sự bất lực. Thực trạng cũng chỉ ra rằng một khi đã muốn và quyết tâm hack; bỏ ra một khoản tiền với các game thủ chẳng là gì.
Ý tưởng dùng game thu phí để giảm hack cheat còn càng “vô dụng” hơn; nếu như được áp dụng ở thị trường game Việt.
Trong quá khứ, Gunbound từng thử nghiệm phương án này; trong bối cảnh mà nạn hack tọa độ tràn ngập và không có dấu hiệu suy giảm. Với việc mở server chỉ dành riêng cho các tài khoản trả phí; Gunbound kỳ vọng đây sẽ là mảnh đất “nói không với hack”. Tuy nhiên, sau cùng thì phương án này cũng thất bại; khi mà server ấy chẳng có mấy người chơi.
PUBG cùng Gunbound đã mang tới những bài học nhãn tiền về hậu quả của việc thu phí giờ chơi để bài trừ hack. Có lẽ, làng game Việt cũng như thế giới nói chung vẫn còn phải sống chung với vấn nạn này dài dài.