Theo hãng tin 9to5Mac, mặc dù báo cáo rằng bộ phận camera của iPhone 13 đang được ưu tiên do số lượng đơn đặt hàng thấp hơn dự kiến của Samsung, chuỗi cung ứng của Việt Nam vẫn đang gặp khó khăn với nguồn cung hạn chế. Việc sản xuất mô-đun máy ảnh của cả bốn mẫu iPhone 13 là do một số lượng lớn các linh kiện lắp ráp trong nước. Không giống như dòng iPhone 12 năm ngoái, chỉ giới hạn ở các mẫu iPhone 12 Pro Max, cả bốn mẫu iPhone 13 đều được trang bị tính năng ổn định hình ảnh quang học thay đổi cảm biến (OIS). Khi nguồn cung máy ảnh gần đây bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 tại Việt Nam, đây là một thách thức khiến việc sản xuất iPhone 13 bị ảnh hưởng.
Mục Lục
Dịch COVID-19 gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất iPhone 13

Theo thông tin từ Nikkei Asia, dịch COVID-19 tại Việt Nam; đang gây ảnh hưởng tới quá trình sản xuất iPhone 13 và khiến cho người tiêu dùng trên toàn thế giới; phải chờ đợi lâu hơn để nhận được chiếc máy của mình.
Trước đó, nhiều chuyên gia đã dự đoán Apple sẽ không gặp vấn đề nào đáng kể trong việc sản xuất iPhone 13; do đây là một bản nâng cấp không quá lớn so với iPhone 12 năm ngoái; cộng với việc Apple đã lên kế hoạch dự trữ một lượng lớn linh kiện chủ đạo. Thế nhưng, một sự thay đổi ở camera của iPhone 13; đã khiến cho những dự đoán này trở nên sai lệch.
Năm ngoái, Apple lần đầu giới thiệu công nghệ mang tên sensor-shift optical image stabilization; hay chống rung bằng cảm biến. Đúng như tên gọi, công nghệ mới này sẽ sử dụng cảm biến để chống rung; được đánh giá là hiệu quả hơn so với việc sử dụng ống kính như các giải pháp trước đây. Đây từng là một tính năng độc quyền trên chiếc iPhone kích cỡ lớn; và cao cấp nhất là iPhone 12 Pro Max. Một lượng lớn những thành phần linh kiện của module camera; hỗ trợ công nghệ chống rung này được lắp ráp tại Việt Nam.
Nhà cung cấp linh kiện của Apple tại Việt Nam phải tăng sản lượng sản xuất

Năm nay, Apple mở rộng để mọi model iPhone 13 đều có được công nghệ này; bao gồm cả chiếc iPhone rẻ nhất là 13 mini. Điều này khiến cho các nhà cung cấp linh kiện của Apple tại Việt Nam; phải tăng sản lượng sản xuất lên gấp nhiều lần; trong khi vẫn đảm bảo những yêu cầu khắt khe về chất lượng. Cùng thời điểm đó, Việt Nam lại phải đương đầu với dịch COVID-19; khiến cho nhiều dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ.
“Các đối tác lắp ráp vẫn có thể cho ra lò những mẫu iPhone mới; nhưng có một khoảng trống về linh kiện nằm ở nguồn cung cụm camera đang trở nên khan hiếm”; một vị lãnh đạo cấp cao làm việc trong lĩnh vực này chia sẻ với Nikkei Asia. “Chúng tôi không thể làm gì khác ngoài việc theo dõi tình hình ở Việt Nam; và chờ đợi họ sẽ tăng công suất sản xuất”.
Hiện nay, khách hàng đặt mua iPhone 13 sẽ không nhận được máy ngay; mà sẽ phải chờ đợi từ 4-5 tuần. Tình hình được cho là sẽ có sự cải thiện vào khoảng giữa tháng 10; khi nhà máy của một đối tác sản xuất cụm camera cho iPhone tại Việt Nam đã bắt đầu hoạt động trở lại trong một vài ngày gần đây.
Thiếu chip toàn cầu ảnh hưởng đến sản lượng iPhone 13
Hồi tháng 7, Apple dự báo tăng trưởng doanh thu chậm lại. Họ cho biết tình trạng thiếu chip – vốn đã bắt đầu ảnh hưởng đến khả năng bán máy Mac và iPad – cũng sẽ làm giảm sản lượng iPhone.
Cuộc khủng hoảng chip đã gây áp lực lớn lên các ngành công nghiệp từ ôtô đến đồ điện tử; khiến nhiều nhà sản xuất ôtô phải tạm ngừng sản xuất.
Với sức mua lớn và những thỏa thuận cung ứng dài hạn với các nhà cung cấp chip; Apple đã vượt qua tình trạng khan hiếm nguồn cung tốt hơn nhiều công ty khác thời gian qua. Điều này khiến một số nhà phân tích đưa ra dự báo tích cực về các mẫu iPhone 13 – đã ra mắt vào tháng 9 năm nay.
Tuy nhiên, Apple không thể hoàn toàn tránh được với các xu hướng toàn cầu, theo công ty phân tích Counterpoint Research.