Faker đã làm nên lịch sử phát trực tuyến bằng cách lập kỷ lục cao nhất là có ~ 245.000 người xem đồng thời. Trên nền tảng phát trực tuyến trong lần stream chính thức đầu tiên của mình trên Twitch. Làm thế nào mà Faker lại đặt tên của mình đồng nghĩa với những từ như “huyền thoại”, “Chúa” và thậm chí là “Quỷ vương bất khả xâm phạm?”. Mới đây, thông tin Faker thi đấu với EDG một cách bất lực do đối thủ quá mạnh đã khiến mọi người nghĩ rằng phải chăng Faker đã đi qua đỉnh cao sự nghiệp. Cùng pwcardio tìm hiểu rõ hơn nhé!
Mục Lục
Faker vẫn là một “Quỷ vương” trong giới game

Bước vào ngày thi đấu thứ 2 với “thuốc thử” thật sự mang tên EDward Gaming. Dù T1 bây giờ không còn những cái tên như Bang, Wolf… Và chính Faker cũng không còn ở thời điểm khi còn đỉnh cao phong độ. Nhưng nhiều người hâm mộ của cá nhân “Quỷ Vương” và T1. Đều mong rằng đây sẽ là một trận đấu mà những tuyển thủ đội nhà thi đấu với 200% khả năng và tạo nên điều kỳ diệu.
Thế nhưng, EDG hiện tại đơn giản là một tập thể quá mạnh so với T1. Từng vị trí của họ đều tỏ ra vượt trội hơn trong giai đoạn đi đường. Và các pha giao tranh nhỏ lẻ ở đầu trận. Dù cũng sở hữu những cái tên còn rất trẻ. Nhưng EDG thi đấu vô cùng bản lĩnh và tuân thủ chiến thuật nghiêm ngặt. Trong khi đó, T1 lựa chọn một đội hình đẩy đường tốt với Ziggs và Twisted Fate cùng với Jayce. Nhưng việc Oner phải nằm xuống quá nhiều lần, các đường đều ít nhiều thua thiệt hơn đối thủ. Khiến T1 không thể thực hiện ý đồ đánh sang 2 cánh của mình.
Trong một ngày mà cả Flandre, Scout hay Viper, Jiejie và Meiko đều thi đấu đúng với khả năng và phong độ. Cơ hội của T1 để giành chiến thắng là vô cùng mỏng manh. Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh là T1 đã cố gắng duy trì một giai đoạn đi đường cân bằng nhất có thể. Sự chênh lệch bắt đầu thể hiện với pha băng trụ của EDG phút 20 lấy đi mạng của Faker.
EDG vẫn là một đối thủ quá mạnh
Tuy đã để mất 1 con Baron về tay T1 nhưng cũng trong tình huống ăn Baron đó, 3/5 thành viên của T1 phải nằm xuống giúp EDG vẫn duy trì được khả năng kiểm soát thế trận tuyệt đối.
Về phần T1, trong khi Oner có một ngày thi đấu đáng quên với việc liên tục trở thành mục tiêu bị nhắm đến, Ziggs của Gumayusi farm tốt nhưng không có tác dụng nhiều trong giao tranh hay Twisted Fate của Faker nằm xuống 3 lần mà không gỡ nổi một mạng hạ gục nào, một mình Canna là không đủ để “làm nên mùa xuân”. EDG kết thúc trận đấu sau 36 phút với số vàng chênh lệch lên đến 12k và tỷ số mạng hạ gục là 4-16 cho đại diện LPL.
Với chiến thắng này, thứ hạng các đội ở bảng B vẫn không có gì thay đổi. EDG là đối thủ quá mạnh so với T1 ở thời điểm hiện tại và trận thua này sẽ là một bài học kinh nghiệm quý giá. Còn EDG, họ đã và đang chứng minh bản thân chính là thế lực thực sự và là ứng cử viên sáng giá cho chức vô địch tại Iceland năm nay.
Faker vĩ đại thế nào qua hàng loạt thông số ở các kỳ CKTG?

Mới đây, truyền thông Trung Quốc chia sẻ bài viết liên quan đến Faker. Sohu giật title: “Tại sao Faker là Quỷ vương của LMHT?”. Theo đó, trang tin đất nước tỷ dân đưa ra hàng loạt thống kê vĩ đại của siêu sao LCK qua các kỳ CKTG.
Từ CKTG 2013 đến 2019, Faker bỏ túi 60 ván thắng, 23 ván thua. Theo đó, tỷ lệ thắng của huyền thoại 25 tuổi là 72,3%. Ngoài ra, “Quỷ vương bất tử bỏ túi 313 mạng hạ gục, 178 lần nằm xuống, 455 mạng hỗ trợ. Thông số này tương đương với KDA trung bình là 3.8/2.1/5.5. Chưa hết, Faker còn sử dụng tổng cộng 29 vị tướng khác nhau.
Theo Sohu, màn trình diễn đỉnh cao nhất của “Quỷ vương bất tử” là ở CKTG 2013 và 2015. Trở lại 9 năm trước, chỉ vừa ra mắt sân chơi quốc tế, Faker đã lập tức trình diễn bộ mặt siêu phàm. Anh bỏ túi tỷ lệ thắng lên đến 83,3%, tương đương 15 ván thắng, 3 ván thua. Trong khi đó, KDA trung bình là 4.4/2.2/6 (80 mạng hạ gục, 39 lần bỏ mạng và 108 mạng hỗ trợ).
Đến CKTG 2015, Faker cùng SKT T1 đem về chức vô địch thứ hai cho LMHT Hàn Quốc. Đây cũng là mùa giải ấn tượng nhất của anh với các thống kê siêu phàm. Faker đưa đội nhà đến 11 chiến thắng, chỉ thua đúng 1 ván đấu. Theo đó, tuyển thủ 25 tuổi đem về tỷ lệ thắng 91.7%.